CHIA SẺ

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

CÁCH CHĂM SÓC VÀ TRỊ BỆNH CHO CÂY DÁI NGỰA

Dái Ngựa loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Cây tái sinh ít. Cây non cần che bóng, lúc trưởng thành xanh quanh năm. Dái Ngựa có nhiều công dụng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người. Tuy nhiên, bà con muốn có những Cây Dái Ngựa phát triển tốt cho năng suất như ý muốn thì các kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là điều không thể thiếu.


Cách chăm sóc và trị bệnh cho Cây Dái Ngựa

Chăm sóc và phòng bệnh sau 1-2 tháng trồng

Sau khi trồng rừng từ 1-2 tháng tiến hành kiểm tra để trồng dặm, loại bỏ những cây bị chết, cây bị bệnh. Kiểm tra vườn cây nếu cây trồng đạt tỷ lệ sống >90% thì không cần trồng dặm, nếu số cây chết >10% thì tiến hành trồng dặm.

Bà con lưu ý cây trồng dặm phải được dự trữ trước ở vườn ươm và có chế độ chăm sóc đặc biệt để có mức sinh trưởng tương đối đồng đều với cây trồng. Chính vì thế, ngay khi đặt mua cây giống bà con phải tính thêm khoảng 10% số lượng cây để phòng trong trường hợp phải trồng dặm.


Chăm sóc và phòng bệnh sau 1-2 tháng trồng

Cây con ở giai đoạn vườn ươm, lúc mới trồng phải được thường xuyên chăm sóc, mỗi ngày tưới 2 lần, 2 – 3 lít/m2/1 lần, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, bà con có thể dùng Booc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần hoặc COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền.

Chăm sóc 5 năm tiếp theo và phòng bệnh cho Cây Dái Ngựa

Hàng năm chăm sóc 2 lần vào tháng 3-4 và 11-12. Tưới nước 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1lần, 4 – 5 lít/m2/1 lần.

Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 lần, sau khi trồng rừng được 1 tháng tiến hành chăm sóc dẫy cỏ theo hàng cây rộng 1,5m, xới vun gốc đường kính 1,5m, kết hợp trồng dặm những cây chết. Cày diệt cỏ dại ở giữa hàng cây, cắt dây leo và phát chồi cây bụi mọc chèn ép cây trồng.

Năm thứ 2 và 3: chăm sóc 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3-4), dẫy cỏ theo hàng cây rộng 1,5m, xới vun gốc cây trồng kết hợp với bón thúc phân NPK(5:10:3) liều lượng 0.2kg/cây. Tỉa bỏ những cành cây phụ trợ cạnh tranh không gian dinh dưỡng với cây trồng chính. Lần thứ 2 vào cuối mùa mưa (tháng 11-12), làm cỏ trên các hàng cây rộng 1,5m, cày diệt cỏ phòng chống cháy giữa các hàng cây.


Chăm sóc 5 năm tiếp theo và phòng bệnh cho Cây Dái Ngựa

Năm thứ 4 và 5: chăm sóc 2 lần/năm. Lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3-4), làm cỏ, xới vun gốc cây trồng với đường kính 1,5m; Phát dây leo cây bụi và giữ lại cây tái sinh; Tỉa cành cây Đậu tràm lấy ánh sáng cho Xà cừ sinh trưởng. Lần thứ hai vào cuối mùa mưa (tháng 11-12), làm cỏ, xới vun gốc, phát dây leo cây bụi, điều chỉnh tiếp ánh sáng cho cây sinh trưởng. Cày giữa 2 hàng cây bằng dàn cày 7 chảo, cày 2 đường úp vào hàng cây.

Giai đoạn này khá quan trọng, đòi hỏi bà con có kỹ thuật nuôi dưỡng rừng trồng được tiến hành từ khi rừng khép tán. Kỹ thuật nuôi dưỡng chủ yếu là điều chỉnh ánh sáng cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng, công việc này được thực hiện thông qua các biện pháp tỉa thưa, tỉa cành.

Phòng trừ sâu bệnh: bà con nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh, loại bỏ những cây bị bệnh để đảm bảo sức khỏe cho những cây còn lại. Nếu phát hiện sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc khoảng 2 – 3 giờ thì tưới lại bằng nước sạch.